Kiểm định trục cáp – KIỂM ĐỊNH TRỤC CÁP | CÁC BỘ PHẬN THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC MÁY VẬN CHUYỂN LÊN CAO – PHANH Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_4665" align="alignnone" width="300"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định trục cáp - CÁC BỘ PHẬN THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC MÁY VẬN C [caption id="attachment_4665" align="alignnone" width="300"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định trục cáp - CÁC BỘ PHẬN THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC MÁY VẬN C Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định trục cáp – KIỂM ĐỊNH TRỤC CÁP | CÁC BỘ PHẬN THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC MÁY VẬN CHUYỂN LÊN CAO – PHANH

Kiểm định trục cáp – KIỂM ĐỊNH TRỤC CÁP | CÁC BỘ PHẬN THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC MÁY VẬN CHUYỂN LÊN CAO – PHANH



Kiểm định trục cáp – CÁC BỘ PHẬN THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC MÁY VẬN CHUYỂN LÊN CAO – PHANH

Phanh dùng để giảm hoặc triệt tiêu vận tốc di chuyển của máy và các chuyển động khác như vận tốc nâng hạ vật… Phanh có 02 loại chính là phanh đai và phanh má.kiểm định trục cáp

Dưới đây ta nghiên cứu một số loại phanh thường dùng trong các máy vận chuyển lên cao.

Phanh đai:  

     a) Phanh đai điện từ :

Bình thường khi  không có dòng điện chạy qua nam châm, đôí trọng “g” giữ cần phanh nằm nghiêng xuống phía dưới làm cho đai phanh ép chặt vào bánh ma sát. Khi động cơ điện hoặt động thì dòng điện cũng đồng thời chạy qua nam châm điện gây ra lực điện từ hút cần phanh lên vị trí ngang, nới lỏng đai phanh khỏi bánh ma sát.

Cần phanh có thể liên kết với hệ thống đòn bẩy, điều khiển theo nguyên lý cơ khí.

     b) Phanh đai tác dụng hai chiều :

Trong phanh đai tác dụng hai chiều đầu đai cố định, tuỳ thuộc vào chiều quay của bánh phanh, chuyển từ đầu này sang đầu kia. Nh­ư vậy, đầu đai có lực căng Smax luôn là đầu cố định và lực tác dụng để đóng phanh luôn ở đầu đai có lực căng nhỏ Smin

Khi bánh phanh quay theo chiều kim đồng hồ, điểm tựa của tay đòn điều khiển 1 nối với đầu đai có lực căng Smax tựa vào rãnh trên của phần cố định 2 điểm (điểm A) tạo thành khớp xoay. Khi thay đổi chiều quay của bán phanh, điểm tựa với lực căng đai Smax chuyển xuống rãnh dư­ới của phần cố định 2 (điểm A). Nh­ư vậy mômen phanh không phụ thuộc vào chiều quay của bánh phanh mà lực tác dụng để tạo mômen phanh P không đổi. Do đó lực cần thiết để đóng phanh giảm.

Phanh đai đ­ựợc sử dụng rộng rãi do kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, có thể tạo đư­ợc mômen phanh lớn bằng cách tăng góc ôm a. Trong máy nâng sử dụng chủ yếu loại phanh đai đơn giản. Tuy nhiên trong một số loại cần trục, phanh má đ­ược sử dụng nhiều hơn do phanh đai có các như­ợc điểm sau.kiểm định trục cáp

– Phanh đai gây uốn trục phanh, áp lực của đai lên bánh phanh phân bố theo hàm efa và vì vậy độ mòn của chúng cũng theo quy luật đó.

– Phanh đai có mômen phanh không ổn định. Một sự thay đổi nhỏ của hệ số ma sát f dẫn tới sự thay đổi lớn của mômen phanh.

– Đai phanh đứt sẽ dẫn tới tai nạn. Vì vậy độ tin cậy trong sử dụng của phanh đai kém hơn phanh má.

Phanh má:

    a) Phanh má kiểu đối trọng:

Phanh má kiểu đối trọng  gồm bánh phanh 1 được lắp trên trục phanh bằng then, các má phanh 2, hệ thống tay đòn 3, nam châm điện từ có hành trình lớn, đối trọng 5 và hạn chế hành trình 6.

 

Phanh má kiểu đối trọng là loại phanh thường đóng và lực đóng phanh do đối trọng 5 gây lực kéo R làm các tay đòn phanh chịu lực tác dụng P áp với má phanh vào bánh phanh với lực ép N. Nam châm điện từ 4 được mắc song song cùng mạch với động cơ của cơ cấu. Khi cơ cấu làm việc, nam châm 4 có điện hút tay đòn có đối trọng lên làm các má phanh mở ra, cơ cấu có thể làm việc bình thường. Khi cơ cấu ngừng làm việc hoặc do sự cố mất điện, nam châm 4 ngừng hút và phanh được đóng lại nhờ đối trọng, đảm bảo an toàn cho máy. Loại phanh má kiểu đối trọng có sơ đồ như  dùng nam châm điện từ với lực hút không lớn song có hành trình lớn. Vì vậy người ta còn gọi là phanh má với nam châm điện từ hành trình lớn.

Phanh má kiểu đối trọng không gây uốn trục phanh, có thể tạo nên mômen phanh lớn song có hệ thống tay đòn phức tạp, cồng kềnh. Do đó khi làm việc phanh gây biến dạng tay đòn lớn, có quán tính lớn và hiệu suất thấp.

    b) Phanh má điện từ hành trình nhỏ

Phanh má điện từ hành trình nhỏ do Liên Xô cũ chế tạo có ký hiệu là TKT đã được tiêu chuẩn hóa, chế tạo hàng loạt và được dùng phổ biến trong các loại máy nâng. Đây là loại phanh thường đóng. Lực đóng phanh được tạo nên do các đai ốc 10 nén lò xo chính 8. Một đầu lò so 8 tỳ vào   ống  bao  13,   kéo   tay   đòn

phanh 3 cùng với má phanh 2 ép vào bánh phanh 1. Đầu kia của lò xo 8 đẩy đai ốc 12 kéo tay đòn phanh 5 cùng má phanh 4 ép vào bánh phanh 1.

Khi cơ cấu làm việc, nam châm 6 có điện hút tay đòn 7 và đẩy thanh 14 sang trái, dưới tác dụng của lò xo phụ 9, tay đòn phanh 5 cùng má phanh 4 mở ra. Tay đòn phanh 3 và má phanh 2 dưới tác dụng của trọng lượng nam châm cũng mở ra cho đến khi hạn chế hành trình 15 chạm đế phanh. Khi vặn đai ốc 11 sang phaim thanh đẩy 14 dịch dần sang trái ép lò xo 8 qua đai ốc 10 và hai má phanh từ từ mở ra (tương đương với trường hợp nam châm 6 làm việc). Tiếp tục vặn đai ốc 11 sang phải để mở má phanh to hơn trong trường hợp cần sửa hoặc thay má phanh. ở trạng thái làm việc bình thường của phanh, đai ốc 11 phải vặn sang trái về vị trí cũ. Mômen phanh tại nên do lò xo 8 bị nén, vì vậy có thể điều chỉnh mômen phanh nhờ các đai ốc 10. Hành trình phanh được điều chỉnh bằng đai ốc 12 và cái hạn chế hành trình 15.

Phanh má điện từ hành trình nhỏ có hiệu suất cao, đóng mở nhanh nhậy, nhỏ gọn, trọng lượng và quán tính bé. Nhược điểm của phanh là tỉ số truyền của hệ tay đòn không lớn nên khó tạo được mômen phanh lớn và không điều chỉnh được tốc độ hút của nam châm nên quá trình phanh xảy ra không êm dịu.

    c) Phanh má với con đẩy thuỷ lực.

Phanh má với con đẩy thuỷ lực  là loại phanh thường đóng. Lò xo 6 bị nén, đầu dưới của nó qua các đai ốc 9 kéo đầu trái của tay truyền lực 5 đi xuống làm xuất hiện các lực P ở đầu các tay đòn phanh 3 ép các má phanh 2 vào bánh phanh. Có thể điều chỉnh mômen phanh bằng cách vặn các đai ốc 9 để thay đổi lực nén lò xo 6.

Khi cơ cấu làm việc, con đẩy thuỷ lực 7 đẩy đầu trái của tay truyền lực 5 đi lên, lò xo 6 được ép lại. Qua thanh đẩy 4, tay đòn phanh và má phanh bên phải mở ra cho đến khi cái hạn chế hành trình 8 chạm đế phanh thì tay đòn phanh và má phanh bên trái được mở ra. Các đai ốc trên thanh đẩy 4 và cái hạn chế hành trình 8 dùng để điều chỉnh khe hở e và để các má phanh mở đều ra hai bên.

Phanh má với con đẩy thuỷ lực khắc phục được nhược điểm của phanh má điện từ. Con đẩy thuỷ lực có thể điều chỉnh được tốc độ đẩy làm quá trình phanh xảy ra êm dịu và không bị giật. Loại này ngày càng được sử dụng rộng rãi.

 

 

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH  AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định trục cáp, kiểm định trục cáp treo( hệ thống cáp treo), kiểm định trục cáp chở người, kiểm định trục cáp chở hàng,kiểm định trục cáp trong các máy thi công, kiểm định trục tải giếng nghiên….


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top