Kiểm định cổng trục – KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC | Những điều lưu ý khi sử dụng thiết bị nâng (tiếp theo) Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_4506" align="alignnone" width="520"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định cổng trục - Những điều lưu ý khi sử dụng thiết bị nâng [caption id="attachment_4506" align="alignnone" width="520"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định cổng trục - Những điều lưu ý khi sử dụng thiết bị nâng Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định cổng trục – KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC | Những điều lưu ý khi sử dụng thiết bị nâng (tiếp theo)

Kiểm định cổng trục – KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC | Những điều lưu ý khi sử dụng thiết bị nâng (tiếp theo)



Kiểm định cổng trục – Những điều lưu ý khi sử dụng thiết bị nâng (tiếp theo)

 

Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các số máy, thiết bị,.. có yêu cầu về an toàn theo quy định của Nhà Nước đều phải được đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng theo các thủ tục hành hiện hành. kiểm định cổng trục

Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng ký và có giấy phép sử dụng đang còn thời hạn. Không được phép sử dụng thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được cấp giấy phép sử dụng.

Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và cấp giấy chính nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc thợ nghề khác nhưng phải qua đào tạo.

Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kĩ thuật. tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời phải nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.

Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng  theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kĩ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo qui định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt trọng tải của thiết bị nâng

Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng được đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình  đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.

Những điều cần biết khi sử dụng thiết bị nâng (tiếp theo )

10.Khi nâng, chuyển tải ở gần các công trình, thiết bị chướng ngại vật, phải đảm bảo an toàn cho các công trình thiết bị và những người ở gần chúng.

11.Các thiết bị nâng làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó.

12.Đối với thiết bị nâng làm việc ngoài trời, không cho phép treo pa nô, áp phích, khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của thiết bị nâng.

13.Phải xiết chặt các thiết bị kẹp ray, thiết bị chống tự di chuyển của các cần trục tháp, cổng trục, cần trục chân để khi kết thúc làm việc hoặc khi tốc độ gió vượt tốc độ gió cho phép. Khi có bão phải có biện pháp gia cố thêm đối với các loại máy trục nói trên.

14.Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Chỉ được phép tháo bỏ dây treo các kết cấu bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.

15.Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng,… phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.

16.Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:

  • – Phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại
  • – Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại
  • – Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng
  • – Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác.
  • – Phát hiện đường ray của thiết bị  nâng hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

17.Khi bốc, xếp tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo độ ổn định của phương tiện vận tải.

18.Người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.

19.Thiết bị nâng phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải được sửa chữa thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.

20.Khi sửa chữa thay thế các chi tiết, bộ phận của thiết bị nâng phải có biện pháp đảm bảo an toàn.

  • Sau khi thay thế sửa chữa các bộ phận chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại, cáp, móc, phanh,… phải tiến hành khám nghiệm có thử tải thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng.

**Những điều lưu ý khi sử dụng thiết bị nâng >>> 

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH  AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định cống trục , kiểm định cống trục dầm đơn , kiểm định cổng trục dầm đôi, kiểm định cổng trục nhà xưởng , kiểm định cổng trục công trình , kiểm định cổng trục chuyên dụng…



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top