Kiểm định bình chịu áp lực | TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC
Kiểm định bình chịu áp lực – TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC
Khi tiến hành kiểm định bình chịu áp lực phải thực hiện theo trình tự sau:
1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
1.1. Mặt bằng, vị trí lắp đặt bình chịu áp lực.
1.2. Hệ thống chiếu sáng vận hành.
1.3. Sàn thao tác, cầu thang, giá treo…
1.4. Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét.
1.5. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của bình chịu áp lực so với hồ sơ lý lịch của bình.
1.6. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo lường và phụ trự về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
1.7. Các loại van lắp trên bình chịu áp lực về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
1.8. Kiểm tra tình trạng các thiết bị phụ trợ khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của bình.
1.9. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
1.10. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt (nếu có).
1.11 .Kiểm tra các chi tiết ghép nối.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi:
– Đáp ứng các quy định theo Mục 3 của TCVN 6155:1996;
– Đáp ứng các quy định theo Mục 8 của TCVN 8366:2010;
– Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định, dấu vết xì môi chất ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối.
2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
2.1. Kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bình.
2.2. Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong của bình chịu áp lực.
2.3. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu áp lực của bìrih chịu áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
2.4. Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.Trong tài liệu phải ghi rõ: hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
2.5. Trường hợp bình chịu áp lực có ống chùm, nếu thấy nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật trong khu vực ống chùm thì phải yêu cầu cơ sở tháo từng phần hoặc toàn bộ ống chùm ra để kiểm tra.
2.6. Khi không có khả năng kiểm tra bên trong do đặc điểm kết cấu của bình chịu áp lực, cho phép thay thế việc kiểm tra bên trong bằng thử thủy lực với áp suất thử quy định và kiểm tra những bộ phận có thể khám xét được.
2.7. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thàrih chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn…) cần giảm thông số làm việc của bình chịu áp lực. Việc giảm thõng số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Đánh giá kết quả: Kết quả đạt yêu cầu khi:
– Đáp ứng các quy định theo mục 3 của TCVN 8366: 2010.
– Không có các vết nứt, phồng, móp, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối .
3. Kiểm tra kỹ thuật, thử nghiệm.
3.1. Bình chịu áp lực được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 18 tháng, được bảo quản tốt, khi vận chuyển, lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lý do và đính kèm các biên bản thử xuất xưởng của cơ sở chế tạo, biên bản nghiệm thu lắp đặt (nếu có).
3.2. Nếu bình có kết cấu nhiều phần làm việc ở cấp áp suất khác nhau có thể tách và thử riêng cho từng phần.
3.3. Khi kiểm tra, phải có biện pháp cách ly để đảm bảo các thiết bị bảo vệ tự động, đo lường không bị phá hủy ở áp suất thử. Trong trường hợp không đảm bảo được thì phải tháo các thiết bị này ra.
3.4. Thử bền.
Thời hạn thử bền bình chịu áp lực không quá 6 năm một lần, trong trường hợp kiểm định bất thường theo mục 3.12: TCVN6156: 1996 thì phải tiến hành thử bền với các yêu cầu như sau:
3.4.1. Môi chất thử là chất lỏng (nước, chất lỏng không ăn mòn, độc hại), chất khí ( khí trơ, không khí). Nhiệt độ môi chất thử dưới 50°c và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5°c.
3.4.2. Áp suất thử, thời gian duy trì áp suất thử được quy định .
3.4.3. Trình tự thử bền:
3.4.3.1. Nạp môi chất thử: Nạp đầy môi chất thử vào bình.( lưu ý việc xả khí khi thử bằng chất lỏng)
3.4.3.2. Tăng áp suất lên đến áp suất thử (lưu ý tăng từ từ để tránh hiện tượng dãn nở đột ngột làm hỏng bình và nghiêm cấm việc gõ búa khi ở áp suất thử). Theo dõi, phát hiện các hiện tượng bất thường trong quá trình thử.
3.4.3.3. Duy trì áp suất thử theo quy định.
3.4.3.4. Giảm áp suất từ từ về áp suất làm việc, giữ nguyên áp suất này trong suốt quá trình kiểm tra. Sau đó giảm áp suất về (0); khắc phục các tồn tại (nếu có) và kiểm tra lại kết quả đã khắc phục được.
3.4.4. Trường hợp không có điều kiện thử bằng chất lỏng do ứng suất trên bệ móng, trên sàn gác hoặc khó xả môi chất lỏng, do có lớp lót bên trong ngăn cản việc cho môi chất lỏng vào, cho phép thử bền bằng khí.
3.4.4.1. Việc thử khí chỉ cho phép khi có kết quả tốt về kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong và phải tính toán kiểm tra bền trên cơ sở dữ liệu đo đạc trực tiếp trên bình.
3.4.4.2. Khi thử khí phải áp dụng biện pháp an toàn sau:
– Van và áp kế trên đường ống nạp khí phải đưa ra xa chỗ đặt bình hoặc để ngoài buồng đặt bình;
– Trong thời gian bình chịu áp lực thử khí, người không có trách nhiệm phải tránh ra một chỗ an toàn.
3.4.4.3. Kiểm tra độ kín bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác. Nghiêm cấm gõ búa lên thành bình trong khi thử bằng áp lực khí.
Đánh giá kết quả : Kết quả thử đạt yêu cầu khi:
– Không có hiện tượng nứt;
– Không tìm ra bọt khí, bụi nước, rỉ nước qua các mối hàn, mối nối;
– Không phát hiện có biến dạng;
– Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử, nếu do xì hở ở các van, mặt bích… mà áp suất thử giảm không quá 3% trong thời gian duy trì thì cũng coi như việc thử bền đạt yêu cầu.
3.5. Thử kín:
Chỉ áp dụng khi cổng nghệ đòi hỏi, các bình làm việc với các môi chất độc hại, dễ cháy nổ hoặc theo yêu cầu của nhà chế tạo.
3.5.1. Áp suất, môi chất, thời gian duy trì được quy định.
3.5.2. Nạp môi chất thử vào bình và nâng đến áp suất thử.
3.5.3. Phát hiện các rò rĩ bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng các biện pháp khác.
Đánh giá kết quả: Thử kín đạt yêu cầu khi:
– Không phát hiện được sự rò rỉ khí;
– Độ sụt áp cho phép trong thời gian duy trì áp suất thử: < 0,5% áp suất thử.
4. Kiểm tra vận hành.
4.1. Kiểm tra đầy đủ các điều kiện để có thể đưa bình vào vận hành.
4.2. Kiểm tra tình trạng làm việc của bình và các phụ kiện kèm theo; sự làm việc của các thiết bị đo lường, bảo vệ.
4.3. Khi bình làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn, thực hiện niêm chì van an toàn (trừ bình làm việc với môi chất độc hại, dễ cháy nỗ).
4.4. Van an toàn có thể hiệu chỉnh và niêm chì không cùng quá trinh thử vận hành.
4.5. Giá trị hiệu chỉnh van an toàn: Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá giá trị dưới đây:
– P|V + 0,5 bar – Khi áp suất làm việc đến 3 bar.
– P|V +15% P|V – Khi áp suất làm việc trên 3 bar đến 60 bar.
– P|V +10% P|V – Khi áp suất làm việc trên 60 bar.
– Đối với bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) áp suất đặt của van an toàn bằng áp suất thiết kế.
Đánh giá kết quả: Kết quá đạt yêu cầu khi bình chịu áp lực, các thiết bị phụ trợ và các thiết bị đo lường bảo vệ làm việc bình thường, các thông số làm việc ổn định.
CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Điện Thoại : 08 3831 4194 – F ax: 08 3831 4193
Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com
Website : www.kiemdinhthanhpho.net
kiểm định bình chịu áp lực , kiểm định bình chịu áp lực cao , kiểm định bình chịu áp lực trong công nghiệp , quy trình kiểm định bình chịu áp lực , tiến hành kiểm định bình chịu áp lực…..