Kiểm định xe nâng-Quy định an toàn vận hành thiết bị nâng Reviewed by Momizat on . Vận hành và sửa chữa thiết bị nâng chuyển vật liệu (thiết bị nâng) phải tuân theo Quy phạm kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng hiện hành. Trước khi đưa vào vận hà Vận hành và sửa chữa thiết bị nâng chuyển vật liệu (thiết bị nâng) phải tuân theo Quy phạm kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng hiện hành. Trước khi đưa vào vận hà Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định xe nâng-Quy định an toàn vận hành thiết bị nâng

Kiểm định xe nâng-Quy định an toàn vận hành thiết bị nâng




kiem-dinh-xe-nang-quy-dinh-an-toan-su-dung-thiet-bi-nangVận hành và sửa chữa thiết bị nâng chuyển vật liệu (thiết bị nâng) phải tuân theo Quy phạm kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng hiện hành.
Trước khi đưa vào vận hành lần đầu, thiết bị nâng phải được kiểm nghiệm toàn bộ. Thiết bị nâng đang sử dụng phải được kiểm nghiệm định kỳ theo quy định. Sau khi thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại, cáp, móc, phanh… phải tiến hành kiểm tra và vận hành thử có tải trước khi đưa vào sử dụng.

Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, cấm:

Người lên hoặc xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang hoạt động.
Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng.
Nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.
Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc.
Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết với các vật khác.
Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn.
Cẩu với, kéo lê tải.
Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.

Thiết bị nâng tải phải ngừng hoạt động khi tình trạng kỹ thuật không được đảm bảo, đặc biệt khi phát hiện:

Các vết nức ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại;
Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
Móc, cáp, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc có những hư hỏng khác;
Đường ray của thiết bị nâng bị hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Khi cấp tải và dỡ vật liệu cho các phương tiện vận tải phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện.

Người buộc hoặc tháo móc tải chỉ được phép đến gần khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 01 (một) mét tính từ mặt sàn chỗ người đứng.
Không di chuyển tải khi khoảng cách từ tải tới các vật phía dưới nhỏ hơn 0,5 mét. Không được dùng dầu trục để đẩy, kéo các thiết bị khác.

Người làm việc trên ca bin và dưới mặt đất phải hiểu biết rõ các tín hiệu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng hiện hành.
Đối với cầu trục, cấm người không có nhiệm vụ lên cầu trục. Khi lên xuống, đi lại phải đi theo lối quy định. Cấm thò đầu, tay hoặc chân vào phạm vi chuyển động của cabin.

Người muốn vào cabin phải đứng tại sàn đi lại, báo hiệu cho người điều khiển cầu trục trong ca bin biết. Chỉ khi được người điều khiển đồng ý, vào cabin phải đóng ngay cửa ra vào, đứng vào nơi an toàn. Cấm thò đầu, tay, chân ra ngoài.

Chỉ được nâng hạ thùng xe khi người móc cáp đứng ở vị trí an toàn. Không được để các bộ phận của cầu trục và bộ phận mang tải va đập vào phương tiện hoặc các thiết bị khác. Khi thay đổi bộ phận mang tải phải thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn.

Khi dùng cầu trục cấp tải vào toa xe, người dưới đất phải đứng cách toa xe ít nhất 03 (ba) mét; khi dỡ tải gàu xúc phải cao hơn mặt thành toa xe 0,3 – 0,5 mét.

Khi có hai người cùng làm việc, phải phân công người chịu trách nhiệm chính và phải thường xuyên quan sát được công việc của nhau.


© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top