Cầu thang máy không phòng máy Reviewed by Momizat on . Thang không phòng máy (Machine Room Less - MRL) là một trong những phát kiến quan trọng trong ngành công nghiệp thang máy, nó giúp thang máy vận hành một các ti Thang không phòng máy (Machine Room Less - MRL) là một trong những phát kiến quan trọng trong ngành công nghiệp thang máy, nó giúp thang máy vận hành một các ti Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Cầu thang máy không phòng máy

Cầu thang máy không phòng máy



so-sanh-thang-co-phong-may-va-thang-khong-phong-may
Thang không phòng máy (Machine Room Less – MRL) là một trong những phát kiến quan trọng trong ngành công nghiệp thang máy, nó giúp thang máy vận hành một các tiết kiệm điện năng, giúp các kiến trúc sư không phải nghĩ ngợi về việc phòng máy thang máy sẽ làm xấu bản thiết kế công trình của họ, giúp chủ đầu tư có nhiều không gian hơn cho các hạng mục khác.
Ý tưởng về loại cầu thang máy không cần phòng máy lần đầu tiên được nghiên cứu bởi một công ty thang máy Phần Lan – Kone, Kone đã tung ra dòng thang MRL Kone MonoSpace sử dụng máy kéo không hộp số Kone EcoDisc.
Ngay sau đó, nhận thấy tiềm năng của dòng thang máy này các công ty thang máy khác cũng bắt đầu đưa ra các sản phẩm riêng của mình: Năm 1998 Toshiba giới thiệu thang MRL mang nhãn hiệu Space-Uni, năm 1999 Mitsubishi giới thiệu thang không buồng máy GPQ Series với máy kéo được đặt ở dưới hố PIT, năm 2001 Mitsubishi tung ra dòng thang MRL Elenessa thay thế cho dfong GPQ đã lỗi thời, Otis giới thiệu thang không phòng máy Gen2 vào năm 2000, năm 2004 ThyssenKrupp cũng giới thiệu dòng thang đầu tiên mang nhãn hiệu Isis và đến năm 2008 Isis đã được thay thế bằng dòng thang Synery.
Thang máy có phòng máy truyền thống yêu cầu một phòng máy có chiều cao tối thiểu chừng 1600mm, và chiều cao tầng OH ( chiều cao tính từ sàn tầng trên cùng có sử dụng thang máy lên đến sàn phòng máy) tối thiểu phải đạt 3900mm (tiêu chuẩn 4200mm) đối với thang chạy 60m/phút. Trong khi đó thang không phòng máy, chiều cao phòng máy bằng 0, OH cũng không cần phải cao như thế.
Những tính năng ưu việt của thang không buồng máy.
– Tiết kiệm không gian xây dựng do không cần phải làm phòng máy như các loại thang truyền thống. Điều này thực sự có ích ở những khu vực bị giới hạn chiều cao trong xây dựng.
– Tiết kiệm điện năng: Thang máy không phòng máy thực sự là loại thang máy tiết kiệm điện, nó có thể tiết kiệm tới 70% điện năng tiêu thụ so với loại thang có phòng máy.
– Loại thang này dùng loại máy kéo không hộp số với sự hỗ trợ của nam châm vĩnh cửu cho nên không cần phải đổ dầu máy trong suốt quá trình hoạt động từ đó giúp giảm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường.
may-keo-khong-hop-so-va-co-hop-so
– Giảm thiểu tiếng ồn: Do động cơ của dòng thang này là động cơ không hộp số, hoàn toàn không còn sử dụng kết cấu giảm tốc bằng bánh răng nên giúp thang vận hành êm hơn, ít tiếng ồn hơn.
Nhược điểm:
– Thứ nhất phải kể đến giá thành sản phẩm, thông thường khi so sánh giá hai thang máy có cùng tải trọng, tốc độ thì thang không phòng máy có giá thang máy đắt hơn khoảng 20% so với thang có buồng máy.
– Hiện tại, dòng thang này vẫn chưa phù hợp để lắp đặt cho các tòa cao ốc
– Tuổi thọ của thang không phòng máy cũng thấp hơn so với loại có phòng máy
– Công tác bảo trì và sửa chữa thang máy loại này cũng khó khăn hơn
Những dòng thang không buồng máy của các công ty thang máy:
cac-loai-thang-khong-phong-may
Hiện nay, công nghệ không phòng máy còn được ứng dụng vào dòng thang máy gia đình như loại thang nhãn hiệu Home Lift của hãng Mitsubishi, The Switch Gen2 của Otis,….



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top