Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống thang máy trong nhà cao tầng
Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống thang máy trong nhà cao tầng
Để bảo đảm chất lượng, an toàn trong sử dụng và kéo dài tuổi thọ của thiết bị thang máy, công tác nghiệm thu kỹ thuật thang máy sau lắp đặt phải được thực hiện nghiêm túc và chuẩn xác. Với những nội dung của quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy hoàn toàn có thể đánh giá một cách chính xác về chất lượng thiết bị và chất lượng lắp đặt thang máy.
I. Lời mở đầu
Những năm gần đây ngành Xây dựng đã có những bước phát triển nhanh chóng. Các công trình công nghiệp và dân dụng mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong các đô thị lớn ở nước ta khi quỹ đất ngày một thu hẹp, để đáp ứng nhu cầu về văn phòng làm việc và nhà ở ngày càng tăng của xã hội, việc xây dựng nhà cao tầng là một giải pháp hữu hiệu với việc phát triển nhà cao tầng, yêu cầu đảm bảo lưu thông theo chiều cao là một trong những vấn đề kỹ thuật được đặt ra; do đó việc lắp đặt và sử dụng thang máyđể giải quyết vấn đề này là một yêu cầu tất yếu.
Theo số liệu thống kê được, cả nước hiện có trên 5.000 thang máy, chủ yếu là thang máy điện. Những năm gần đây do tốc độ phát triển nhà cao tầng tăng mạnh, thang máy được lắp đặt tăng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại. Các hãng thang máy nổi tiếng trên thế giới như OTIS (Mỹ), THYSSEN (CHLB Đức), SCHINDLER (Thuỵ Sỹ), MITSUBISHI, HITACHI, NIPPON (Nhật bản), SIGMA, DONGYANG (Hàn Quốc), FUJI ( Nhật bản),… đều đã có mặt tại Việt Nam cùng với các hãng thang máy nội địa như: Thang máy Trường Thành, Thiên Nam, Á Châu, Thái Bình….
Để bảo đảm chất lượng, an toàn trong sử dụng và kéo dài tuổi thọ của thiết bị thang máy, công tác nghiệm thu kỹ thuật thang máy sau lắp đặt phải được thực hiện nghiêm túc và chuẩn xác. Với những nội dung của quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy hoàn toàn có thể đánh giá một cách chính xác về chất lượng thiết bị và chất lượng lắp đặt thang máy.
II. Giới thiệu yêu cầu, nội dung kiểm định hệ thống thang máy
1. Các tiêu chuẩn an toàn về cấu tạo, lắp đặt và sử dụng
1.1. Các tiêu chuẩn hiện hành (TCVN)
– TCVN 5744: 1993 Thang máy – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng- TCVN 5866: 1995 Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí- TCVN 5867: 1995 Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng – Yêu cầu an toàn- TCVN 6395: 1998 Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt- TCVN 6396: 1998 Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt- TCVN 6397: 1998 Thang cuốn và băng chở người – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt- TCVN 6904: 2001 Thang máy điện – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt- TCVN 6905: 2001 Thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt- TCVN 6906: 2001 Thang cuốn và băng chở người – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
1.2. Đối với các loại thang máy mà chưa có TCVN
Áp dụng tiêu chuẩn của các hãng chế tạo (bảo đảm tiêu chuẩn châu Âu, Nhật Bản).
2. Thời hạn kiểm định
a) Thang máy là loại thiết bị thuộc danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Nhà nước quy định. Thang máy phải được tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn toàn bộ trong các trường hợp sau:
– Sau lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng.
– Đến thời hạn kiểm định toàn bộ định kỳ (không ít hơn 5 năm).
– Sau khi cải tạo, sửa chữa lớn.
– Khi sảy ra sự cố nghiêm trọng, đã khắc phục xong trước khi đưa vào sử dụng.
– Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.
Công tác kiểm định KTAT toàn bộ do Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn thực hiện.
b) Việc kiểm tra định kỳ do đơn vị bảo trì – bảo dưỡng thang máy tiến hành; nội dung kiểm tra theo quy định của nhà sản xuất; kết quả kiểm tra định kỳ phải được ghi vào sổ nhật ký thang máy dưới dạng biên bản kiểm tra. Thời hạn giữa hai lần kiểm tra không quá một năm.
3. Nội dung – Phương pháp kiểm định KTAT thang máy
3.1. Quy định chung
Công tác kiểm định KTAT thang máy sau lắp đặt, trước khi đưa thang máy vào sử dụng là một yêu cầu bắt buộc.
Cơ sở để đánh giá tổng thể và sự đồng bộ của thang máy căn cứ vào hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật và chứng chỉ xuất xưởng do nhà sản xuất cung cấp. (theo Phụ lục A).
Công tác kiểm định KTAT (bao gồm kiểm tra kỹ thuật toàn bộ và thử nghiệm) chỉ được tiến hành khi khả năng chịu lực của kết cấu xây dựng phù hợp với quy định của thiết kế (phần kết cấu xây dựng buồng máy và hố thang đã được nghiệm thu) và khi thang máy đã được lắp đặt hoàn chỉnh, sẵn sàng hoạt động (nghiệm thu lắp đặt, nghiệm thu chạy thử).
3.2. Nội dung và phương pháp kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống thang máy trong nhà cao tầng
* Phương pháp kiểm tra
– Kiểm tra kết cấu xây dựng khu vực lắp thang, kích thước và độ chính xác kích thước hình học của các đối tượng sau:
a) Giếng thang;
b) Buồng máy, buồng puly (nếu có);
c) Cửa tầng, cửa cabin, khe hở giữa các cánh cửa và giữa các cánh cửa với khuôn cửa;
d) Sàn và nóc cabin;
e) Các khoảng cách an toàn;
f) Sai lệch dừng tầng;
g) Cáp và cáp (xích) bù;
h) Đường kính puly.
– Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, kết cấu và bố trí hợp lý và khả năng làm việc an toàn của:
a) Trạng thái đóng mở cửa, khả năng chống kẹt cửa cabin và cửa tầng, thiết bị báo động, thiết bị cứu hộ và chiếu sáng;
b) Các thiết bị khoá;
c) Kết cấu treo và dẫn hướng cửa;
d) Kết cấu tay vịn, kết cấu treo, cửa sập cứu hộ, cửa cứu hộ, thiết bị điều khiển trên nóc cabin;
e) Kết cấu cabin đối trọng và kết cấu treo cabin đối trọng;
f) Kết cấu và khả năng điều chỉnh của kẹp ray, khoảng cách tối đa giữa các kẹp ray so với thiết kế;
g) Hệ thống thông gió;
h) Lối lên xuống, độ sạch sẽ khô ráo của giếng thang;
i) Hệ thống phanh, hệ thống cứu hộ, bộ chống đảo pha, hệ thống bảo vệ các bộ phận quay;
j) Các công tắc chính, công tắc cực hạn;
k) Phương thức phát động bộ hãm bảo hiểm.
– Đo và kiểm tra hệ thống điện, vận tốc định mức, nhiệt độ buồng máy
a) Điện áp, cường độ dòng điện;
b) Dây dẫn, bố trí và lắp đặt dây dẫn;
c) Điện trở cách điện, điện trở mối nối;
d) Vận tốc định mức;
e) Hệ chiếu sáng;
f) Nhiệt độ buồng máy.
– Kiểm tra hệ thống điện an toàn.
* Phương pháp thử nghiệm
– Thử phanh
Phanh thang máy được thử theo trình tự sau:
+ Chất tải bằng 125% tải định mức;
+ Cho cabin đi xuống với vận tốc định mức;
+ Ngắt nguồn điện động cơ và nguồn điện phanh;
+ Đo quãng đường phanh. Quãng đường phanh không vượt quá giá trị quy định của nhà sản xuất.
– Thử bộ khống chế vượt tốc
Bộ khống chế vượt tốc được thử bằng cách tạo vượt tốc theo quy định khi cabin hoặc đối trọng đi xuống.
a/ Bộ khống chế vượt tốc phải phát động cho bộ hãm bảo hiểm cabin hoạt động khi vận tốc đi xuống của cabin đạt giá trị bằng 115% vận tốc định mức.
b/Thiết bị điều khiển điện hoạt động đúng theo quy định.
– Thử bộ hãm bảo hiểm
– Thử bộ hãm bảo hiểm cabin
+ Thử nghiệm nhằm kiểm tra độ chính xác sau lắp đặt, độ tin cậy của cụm thiết bị đồng bộ gồm: cabin, ray dẫn hướng, bộ hãm bảo hiểm và bản mã gắn vào công trình.
+ Thử bộ hãm bảo hiểm được tiến hành khi cabin đi xuống, tải thử được phân bố đều trên sàn cabin, phanh mở và:
a) Đối với bộ hãm bảo hiểm tức thời hoặc bộ hãm bảo hiểm tức thời có giảm chấn:
Thang chuyển động đi xuống với vận tốc định mức;
Tải trọng bằng tải trọng định mức
b) Đối với bộ hãm bảo hiểm êm:
Tải trọng bằng 125% tải trọng định mức;
Chuyển động với vận tốc định mức hoặc thấp hơn;
Trong trường hợp được thử với vận tốc thấp hơn vận tốc định mức thì nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ hồ sơ kỹ thuật hợp pháp chỉ rõ đặc tính của loại bộ hãm bảo hiểm được thử khi tiến hành thử động lực cùng với thiết bị treo.
+ Bộ hãm bảo hiểm đối trọng
– Thử nghiệm nhằm kiểm tra độ chính xác lắp ghép, độ chính xác sau lắp đặt. độ tin cậy của cụm thiết bị đồng bộ gồm đối trong, bộ hãm bảo hiểm, ray dẫn hướng và các bản mã gắn vào công trình.
– Thử bộ hãm bảo hiểm được tiến hành khi đối trọng đi xuống và:
a) Đối với bộ hãm bảo hiểm tức thời hặoc loại bộ hãm bảo hiểm tức thời có giảm chấn:
Thang không tải;
Chuyển động với vận tốc định mức.
b) Đối với bộ hãm bảo hiểm êm:
Thang không tải;
Chuyển động với vận tốc định mức hoặc chậm hơn.
Nếu phép thử được thực hiện ở vận tốc thấp hơn ận tốc định mức thì nhà sản xuất phải cung cấp đồ thị biểu diễn đặc tính của loại bộ hãm bảo hiểm êm cho đối trọng khi thử động lực cùng với bộ phận treo.
– Thử bộ hãm bảo hiểm được tiến hành bằng cách tác động để bộ khống chế vượt tốc bật hãm ngoại trừ trường hợp bộ khống chế vượt tốc có puly thử với đường kính nhỏ hơn để tạo vận tốc phát động.
– Thử kéo
Chức năng kéo của thang được thử bằng cách cho cabin không tải lên tầng dừng phía trên. Chất tải bằng 125% tải trọng định mức, sau đó cho cabin đi xuống đến tầng dừng phía dưới. Trong quá trình đi xuống cabin được dừng ở một số tầng. ở mỗi lần dừng cabin không bị trôi hoặc tụt tầng.
Sau khi rỡ tải đưa cabin không tải đi lên tầng phục vụ cao nhất. Cabin không thể tiếp tục chuyển động lên được nữa khi đối trọng tựa trên giảm chấn, dù động cơ vẫn hoạt động theo chiều đi lên; tiếp tục đưa cabin đi xuống tựa trên giảm chấn, đối trọng không thể nâng cao hơn so với hồ sơ kỹ thuật, dù động cơ vẫn hoạt động theo chiều đi xuống. Trong khi thử tiến hành đo cường độ, điện áp và tốc độ động cơ.
+ Giảm chấn
Giảm chấn dạng tích luỹ năng lượng được thử bằng cách cho cabin với tải trọng định mức tựa trên giảm chấn, cáp nâng trùng. Đo và quan sát độ lún. So sánh với thông số do nhà chế tạo cung cấp.
Giảm chấn tích luỹ năng lượng tự phục hồi và giảm chấn hấp thu năng lượng được thử bằng cách cho cabin với tải trọng định mức và đối trọng tiếp xúc với giảm chấn tại thời điểm có vận tốc bằng vận tốc định mức hoặc vận tốc khi tính toán giảm chấn.
Kết quả kiểm tra được đánh giá bằng cách quan sát cẩn thận tình trạng của giảm chấn. Sau khi thử không có bất cứ hư hỏng nào gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thang.
– Thử cứu hộ tự động (nếu có)
Thử cứu hộ tự động (nếu có) được tiến hành bằng cách cho thang chuyển động bình thường. Ngắt điện nguồn. Kiểm tra hoạt động của thiết bị theo quy định của nhà sản xuất.
– Thiết bị báo động cứu hộ
Thiết bị báo động cứu hộ được thử ở trạng thái bình thường của thang và ở trạng thái không có điện nguồn. ở cả hai trạng thái hoạt động của thang chuông và điện thoại phải hoạt động đúng theo chỉ dẫn trong hồ sơ kỹ thuật.
· Khi nhiều thang máy lắp đặt chung một hệ thống điều khiển, việc tiến hành kiểm định được tiến hành lần lượt cho từng thang, sau đó kiểm tra hệ điều khiển theo tính năng của cả hệ thống.
· Kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn được thể hiện trên Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy.
III. Các hồ sơ kỹ thuật và chứng chỉ do nhà sản xuất cung cấp
1. Bản vẽ kỹ thuật và các thông tin chi tiết về kỹ thuật bao gồm
Kích thước thông thuỷ của khoảng không gian dự phòng đỉnh giếng và hố thang
Lối vào hố thang
Vách ngăn giữa thang nếu lắp nhiều thang trong một giếng thang;
Các quy định về cố định ray;
Vị trí, kích thước, buồng máy, mặt bằng lắp đặt máy và thiết bị, lỗ thông gió, lực tác động vào công trình;
Lối vào buồng máy
Vị trí, kích thước lối vào buồng máy;
Puly, bố trí thiết bị trong buồng puly (nếu có);
Loại và kích thước cửa tầng
Loại và kích thước cửa kiểm tra, cửa sập kiểm tra;
Kích thước cabin và cửa cabin
Khoảng cách an toàn
Đặc tính cơ bản của hệ treo như hệ số an toàn, cáp (số lượng, đường kính, tải trọng kéo đứt cáp) hoặc xích (loại, bước, tải trọng kéo đứt);
Đặc tính cơ bản về cáp của bộ không chế vượt tốc (hệ số an toàn, đường kính, lực kéo đứt);
Kích thước, độ bền của ray dẫn hướng, điều kiện, kích thước mặt chịu ma sát;
Kích thước, độ bền của giảm chấn loại tích luỹ năng lượng j kiểu tuyến tính;
Sơ đồ mạch điện kể cả mạch động lực, mạch nối với thiết bị an toàn điện.
2. Chứng chỉ và quy cách kỹ thuật
Các chứng chỉ thử nghiệm các bộ phận an toàn;
Các chứng chỉ khác như cáp, xích, thiết bị chống cháy nổ.v.v…
Chứng chỉ về thiết bị an toàn;
Các chứng chỉ thử nghiệm độ bền cơ học;
Chứng chỉ về độ bền và khả năng chịu lửa của cửa tầng.
IV. Danh mục kiểm tra về thiết bị điện an toàn
Điều khoản TCVN 6395:1998 – Nội dung kiểm tra
4.2.2.5 Trạng thái đóng của các cửa kiểm tra, cứu hộ và cửa sập kiểm tra
4.6.2.6a Thiết bị dừng trong hố thang
5.4.5 Thiết bị dừng trong buồng puly
6.6.4 Kiểm tra khoá cửa tầng
6.6.6.1 Trạng thái đóng của cửa tầng
6.6.6.5 Trạng thái đóng của các cửa không khoá với cửa lùa nhiều cánh
7.5.11.1 Trạng thái đóng cửa cabin
7.5.11.2 Khoá cửa cabin (nếu có)
7.6.3.5 Khoá cửa sập cứu hộ và cửa cứu hộ cabin
7.3.5.6 Thiết bị dừng trên nóc cabin
7.9.4.3 Độ dãn tương đối bất thường của cáp hoặc xích (tương đối bất thường của cáp hoặc xích (khi treo cabin bằng 2 dây cáp hoặc xích)
7.9.5.1 Độ căng của cáp bù
7.9.5.2 Thiết bị chống nẩy
9.2.2.7 Hoạt động của bộ hãm bảo hiểm
9.3.11.1 Hoạt động của bộ khống chế vượt tốc
9.3.11.2 Sự phục hồi của bộ khống chế vượt tốc
9.3.11.3 Độ căng của cáp bộ khống chế vượt tốc
9.4 Thiết bị bảo vệ khi cabin đi xuống vượt tốc
9.4.6 Độ phục hồi của giảm chấn
10.5.5 Độ giảm chấn trong trường hợp giảm chấn hành trình ngắn
10.6 Độ trùng của cáp (hoặc xích theo hướng nâng)
10.8.1.1 Vị trí vô lăng cứu hộ tháo lắp được
11.8.3.3.2b Công tắc cực hạn
11.8.1.2a Kiểm tra việc điều chỉnh và điều chỉnh lại tầng
11.8.2.2.3 Độ căng của thiết bị truyền tín hiệu vị trí cabin (các công tắc cực hạn)
11.8.1.5b; i Hạn chế chuyển động cabin cho thao tác xếp dỡ
11.8.1.5i Thiết bị dừng cho thao tác kiểm tra