Kiểm định thang cuốn gồm những gì?
Quy trình kiểm định thang cuốn |
Ban hành theo quyết định số 66/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008 |
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN THANG CUỐN (Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang cuốn do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết Định số 66/2008/BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2008)1.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Quy trình này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc kiểm định kỹ thuật an toàn các loại thang cuốn và băng chở người thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành. Việc kiểm định thang cuốn phải được thực hiện trong những trường hợp sau: – Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng. – Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn; – Sau khi xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong. – Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thang cuốn. – Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các loại thang cuốn nêu trên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm định theo quy định của pháp luật. 2. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG – TCVN 6397-1998: Thang cuốn và băng chở người – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt; – TCVN 6906-2001: Thang cuốn và băng chở người – Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt; Có thể kiểm định theo một tiêu chuẩn khác theo đề nghị của cơ sở sử dụng, hay cơ sở chế tạo, nhưng tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu qui định trong các Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN). 3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA 3.1. Trong quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa qui định trong TCVN 6397:1998. 3.2. Kiểm tra hàng năm: là hoạt động đánh giá định kỳ về tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của nội quy, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sử dụng. 3.3. Kiểm định lần đầu: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động khi đối tượng được lắp đặt để sử dụng lần đầu tiên. 3.4. Kiểm định định kỳ: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động định kỳ theo yêu cầu tại phiếu kết quả kiểm định. 3.5. Kiểm định bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm định theo quy định của các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động khi đối tượng kiểm định bị sự cố, tai nạn hoặc sửa chữa lớn. 4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH Khi kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường, cơ quan kiểm định phải tiến hành theo các bước sau: – Kiểm tra bên ngoài. – Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải. – Các chế độ thử tải – phương pháp thử. – Xử lý kết quả kiểm định. 5. PHƯƠNG TIỆN KIỂM ĐỊNH Yêu cầu về phương tiện kiểm định: Các phương tiện kiểm định phải phù hợp tiêu chuẩn Quốc gia, với đối tượng kiểm định và phải được kiểm chuẩn, có độ chính xác phù hợp với qui định của cơ quan chức năng có thẩm quyền và bao gồm những loại sau: – Thiết bị đo điện trở cách điện. – Thiết bị đo điện trở tiếp đất. – Thiết bị đo dòng điện. – Thiết bị đo hiệu điện thế. – Thiết bị đo tốc độ dài và tốc độ vòng. – Các thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở. – Thiết bị đo cường độ ánh sáng. – Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần. 6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH Việc kiểm định thang cuốn và băng chở người chỉ được tiến hành khi kết cấu công trình lắp đặt thang đúng với thiết kế đã được duyệt và khi thang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động tại nơi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng. 7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH 7.1 Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa cơ quan kiểm định và cơ sở sử dụng thiết bị. 7.2 Kiểm tra hồ sơ thiết bị: Hồ sơ kiểm tra ít nhất phải có: – Hồ sơ kỹ thuật: bản vẽ, kích thước, đặc tính kỹ thuật. – Hồ sơ lắp đặt: vị trí lắp đặt, các kích thước an toàn, các số liệu về độ cách điện, điện trở tiếp đất, hệ thống bảo vệ. – Hồ sơ quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo dưỡng, kiểm định (nếu kiểm định lần kế tiếp). – Các kết quả thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các kiến nghị của các lần thanh tra, kiểm tra hoặc kiểm định trước (nếu có). 7.3 Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công việc kiểm định đối với từng chủng loại thiết bị. 7.4 Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân và các biện pháp, quy trình an toàn trong suốt quá trình kiểm định. 8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH Khi tiến hành kiểm định thang cuốn và băng chở người, cơ quan kiểm định phải tiến hành các công việc sau: 8.1. Kiểm tra bên ngoài Việc kiểm tra bên ngoài bao gồm các công việc sau đây: 8.1.1. Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thiết bị – Kiểm tra tính đầy đủ của các bộ phận, cụm máy. – Kiểm tra thông số kỹ thuật, tính đồng bộ của các cụm máy về các chỉ tiêu kỹ thuật: tốc độ, điện áp, kích thước lắp đặt theo điều 3.2 của TCVN 6906:2001. 8.1.2. Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu). 8.1.3. Kiểm tra các khuyết tật, biến dạng của các bộ phận, cụm máy. 8.1.4. Kiểm tra bao che các cụm máy và các bộ phận của thang. 8.1.5. Kiểm tra các kết cấu gối đỡ. 8.2. Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải 8.2.1 Kiểm tra phần lắp đặt và độ chính xác các kích thước hình học – Khe hở giữa bậc thang và tấm chắn thành bên không lớn hơn 4mm ở mỗi bên và 7mm cho tổng khe hở ở cả hai bên đo tại hai điểm đối diện nhau, đánh giá theo mục 8.2.1 – TCVN 6397: 1998. – Khe hở giữa các tấm chắn thành lan can liền kề lắp tiếp nhau không quá 4mm, đánh giá theo mục 4.1.5.4- TCVN 6397: 1998. – Khe hở giữa hai bậc thang kế tiếp: không lớn hơn 6mm, đánh giá theo mục 8.1 TCVN 6397: 1998. – Độ sâu ăn khớp của răng lược, đánh giá theo mục 8.3.1 – TCVN 6397: 1998. – Khe hở giữa chân răng lược và mép trên của phần bề mặt bậc thang, đánh giá theo mục 8.3.2 – TCVN 6397: 1998. – Khe hở giữa tay vịn và dẫn hướng: không lớn hơn 8mm, đánh giá theo mục 6.3.1-TCVN 6397: 1998. – Khoảng cách theo phương ngang giữa mép ngoài của tay vịn với tường bên hoặc tấm chắn thẳng đứng: không nhỏ hơn 80mm, đánh giá theo mục 6.3.1 – TCVN 6397: 1998. – Kích thước lối vào và lối ra, đánh giá theo mục 4.2.1 – TCVN 6397: 1998. – Chiều cao thông thuỷ phía trên bậc thang hoặc tấm nền: không nhỏ hơn 2,3m, đánh giá theo mục 4.2.3 – TCVN 6397:1998. – Khoảng cách gần nhất giữa hành khách đến vùng tấm lược đối với thang cuốn và băng chở người trang bị thiết bị khởi động tự động. – Bảo vệ điểm vào tay vịn, đánh giá theo mục 6.5 – TCVN 6397 : 1998. – Cơ che chắn, đánh giá theo các khoản của mục 4.1.1 – TCVN 6397: 1998. – Cửa kiểm tra, đánh giá theo các khoản của mục 4.1.3 – TCVN 6397: 1998. 8.2.2. Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, kết cấu và bố trí hợp lý và khả năng làm việc an toàn của các thiết bị, cơ cấu sau: – Thiết bị chống kẹt tại điểm vào của tay vịn. – Thiết bị tự động dừng thang khi có vật lạ kẹt vào tấm lược. – Thiết bị an toàn chống đứt tay vịn (nếu có). – Số lượng, vị trí, cấu tạo và công tắc dừng. – Bộ khống chế vận tốc (nếu có). – Thiết bị dừng tự động khi xảy ra đảo chiều bất thường (nếu có). – Thiết bị an toàn ngăn ngừa chùng xích, đứt xích, tuột xích. – Thiết bị an toàn chống vật lạ kẹt vào giữa tấm chắn dưới và mặt bên bậc thang. 8.2.3. Kiểm tra các yêu cầu về hệ thống an toàn, bảo vệ. – Kiểm tra hệ thống bôi trơn; – Đo điện áp, cường độ dòng điện, so sánh với hồ sơ thiết bị. 8.2.4. Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống điện an toàn, bao gồm: – Công tắc chính, đánh giá theo muc 11.4 – TCVN 6397: 1998. – Công tắc an toàn, đánh giá theo mục 11.7.2.2 – TCVN 6397: 1998. – Công tắc dừng thang. – Thiết bị chống kẹt tay. – Thiết bị dừng thang khi có vật lạ kẹt vào tấm lược. – Bộ khống chế vượt tốc nếu có. – Thiết bị dừng khẩn cấp, đánh giá theo mục 11.8.2.4.1; 11.8.2.3.2 – TCVN 6397: 1998. – Thiết bị tự động dừng – khởi động tự động (nếu có). 8.2.5. Thử không tải – Khởi động và cho thang chạy không tải ít nhất 15 phút theo cả hai hướng chuyển động. – Đánh giá khả năng hoạt động nếu thang cuốn và băng chở người đặt nối tiếp nhau không có lối ra trung gian theo mục 4.2.1 – TCVN 6397:1998. – Đo tốc độ định mức của thang cuốn hoặc băng trở người. So sánh với hồ sơ thiết bị và phải thoả mãn mục 10.2.1 và 10.2.2 – TCVN 6397:1998. – Sai số vận tốc < 5%, đánh giá theo mục 10.2.3 – TCVN 6397: 1998. – Đo vận tốc tay vịn, đánh giá theo mục 6.1- TCVN 6397:1998. – Thử phanh không tải băng chở người. Thực hiện theo mục 4.2.6 – TCVN 6906: 2001, đánh giá theo 10.4.4.4 -TCVN 6397: 1998. 8.3. Các chế độ thử tải – Phương pháp thử 8.3.1. Thử phanh chính: – Thử phanh không tải thang cuốn thực hiện theo mục 4.2.4.1 – TCVN 6906: 2001, đánh giá theo mục 10.4.4.2 – TCVN 6397: 1998. – Thử phanh có tải thang cuốn thực hiện theo mục 4.2.4.2 – TCVN 6906: 2001, đánh giá theo mục 10.4.4.2 – TCVN 6397: 1998. – Thử phanh băng chở người có tải Thực hiện theo mục 4.2.7 – TCVN 6906: 2001, đánh giá theo mục 10.4.4.4 TCVN 6397: 1998. 8.3.2 Thử phanh phụ (nếu có). Thực hiện theo mục 4.2.5- TCVN 6906: 2001. 9. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 9.1. Lập biên bản kiểm định (theo mẫu tại phần phụ lục của quy trình này). Biên bản kiểm định được lập tại cơ sở sử dụng, trong đó phải ghi đầy đủ, rõ ràng nội dung và tiêu chuẩn áp dụng. 9.2. Thông qua biên bản: Biên bản kiểm định phải thông qua tại cơ sở và các thành viên tham gia thống nhất và ký vào biên bản. Trong đó bắt buộc phải có các thành viên: – Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định. – Chủ sử dụng hoặc người được uỷ quyền. – Người chứng kiến. 9.3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lí lịch thiết bị. 9.4. Khi thiết bị được kiểm định đạt yêu cầu, cấp phiếu kết quả kiểm định (phụ lục – Mẫu phiếu kết quả kiểm định theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và biên bản kiểm định cho cơ sở. 9.5. Khi thiết bị được kiểm định không đạt yêu cầu, phải ghi rõ những nội dung không đạt và những kiến nghị cho chủ sở hữu biết và có biện pháp xử lý phù hợp. 10. CHU KỲ KIỂM ĐỊNH 10.1 Thực hiện các bước kiểm định từ mục 4.1.1 đến 8.3.2 của quy trình này và chu kỳ không quá 5 năm theo mục A 2.1.4 phụ lục A TCVN 6397: 1998. 10.2 Khi rút ngắn chu kỳ kiểm định, phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định. |