Kiểm định xe nâng |KIỂM ĐỊNH XE NÂNG | Kiểm định thiết bị nâng Reviewed by Momizat on . [caption id="attachment_4917" align="alignnone" width="416"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định xe nâng - Kiểm định thiết bị nâng Thiết bị nâng hạ là [caption id="attachment_4917" align="alignnone" width="416"] www.kiemdinhthanhpho.net[/caption] Kiểm định xe nâng - Kiểm định thiết bị nâng Thiết bị nâng hạ là Rating: 0
You Are Here: Home » CHUYÊN ĐỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN » Kiểm định xe nâng |KIỂM ĐỊNH XE NÂNG | Kiểm định thiết bị nâng

Kiểm định xe nâng |KIỂM ĐỊNH XE NÂNG | Kiểm định thiết bị nâng



Kiểm định xe nâng – Kiểm định thiết bị nâng

Thiết bị nâng hạ là một trong những loại máy móc nguy hiểm nhất. Các loại thiết bị nâng gồm trục ôtô, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cẩu tháp, vận thăng, xe nâng, thang máy, thang cuốn, cầu trục, cổng trục, băng tải, … hoặc các loại máy đơn giản như kích tời, palăng,…để nâng hạ, vận chuyển hàng hoá, vật liệu, các cấu kiện…
Khi sử dụng các loại máy này, nhiều trường hợp đã xảy ra tai nạn do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do tính toán, sử dụng hoặc điều khiển các thiết bị nâng hạ của các loại máy móc không đúng mục đích hoặc không theo quy phạm an toàn, rơi đỏ vỡ tải do độ bền dây cáp, dây xích và độ tin cậy của phanh hãm không đảm bảo hoặc do chằng buộc vật nâng không đúng cách.
kiem-dinh-xe-nang2
Các tai nạn thường thấy do thiết bị nâng gây ra:
 – Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải, cáp cần hoặc do gãy cần).
– Đổ cần trục (do cẩu quá tải hoặc bị lún sụt do chân chống không vững hoặc mặt nền đặt cần trục không đảm bảo).
– Chèn ép người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật.
– Phóng điện do thiết bị nâng xâm phạm vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.
Do đó việc kiểm định thiết bị nâng là vô cùng quan trọng, người kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ các kết cấu của máy trục, thử tải tĩnh và động nhằm ngăn ngừa tai nạn do thiết bị nâng gây ra.
Việc kiểm  định kỹ thuật thiết bị phải  được thực hiện trong những trường hợp sau
– Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
– Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
– Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
– Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
– Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.
Thời hạn kiểm định định kỳ của các thiết bị nâng là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần.
1. Yêu cầu phải kiểm định đối với thiết bị xe nâng:
– Trước khi đưa vào sử dụng;
– Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn thiết bị;
– Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
– Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
– Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.  
   
2. Đối tượng kiểm định:
– Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên
– Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m
3. Quy trình kiểm định thiết bị nâng
3.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng quy trình kiểm định xe nâng:
– TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
– TCVN 4755-1989: Cần trục- Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
– TCVN 5206-1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
– TCVN 5207-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
– TCVN 5209-1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
– TCVN 5179-90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.

kiem-dinh-xe-nang3

3.2 Điều kiện kiểm định thiết bị nâng
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định
– Hồ sơ kỹ thuật thiết bị
– Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện để tiến hành kiểm định
– Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động đáp ứng để vận hành thiết bị
3.3 Các bước kiểm định thiết bị nâng
Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
– Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải
– Các chế độ thử tải – phương pháp thử
– Xử lý kết quả kiểm định
3.4 Chu kỳ kiểm định
Thời hạn kiểm định xe nâng hàng  phụ thuộc vào tình trạng của thiết bị, quá trình sử dụng, mức độ hao mòn, hỏng hóc, hư hại….mà trong quá trình kiểm thỳ kiểm định viên mới đưa ra quyết định thời hạn kiểm định của xe nâng hoặc nêu các đề nghị sửa chữa, thay thế bộ phậncó nguy cơ gây mất an toàn …
– Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm. Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thỳ thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
– Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng người là 01 năm. Đối với xe nâng người đã sử dụng trên 10 năm thỳ thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH  AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

Địa chỉ : Số 331/ 7/ 9 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. HCM

Điện Thoại : 08 3831 4194     –     F ax: 08 3831 4193

Email : kiemdinhthanhpho.net@gmail.com

Website : www.kiemdinhthanhpho.net

kiểm định xe nâng ,kiem dinh xe nang ,kiểm định xe nâng hàng ,kiem dinh xe nang hang ,kiểm định xe nâng người ,kiem dinh xe nang nguoi ,kiểm định xe nâng tự hành ,kiem dinh xe nang tu hanh…



© 2013 KIỂM ĐỊNH THÀNH PHỐ. NET

0938. 261. 746
Scroll to top